Chú thích Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

  1. Đường Tràm Mù nối với tỉnh lộ 867. Vì hai bên đường có nhiều tràm lá dài, và thường có nhiều sương mù vào buổi sáng sớm nên có tên này (giải thích của Đại đức Thích Trúc Thông, hiện là Phó ban thường trực phụ trách xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác).
  2. Nguồn: Thông tin trên website Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, cập nhật ngày 18 tháng 10 năm 2013. Tuy nhiên, theo website Thiền viện Thường Chiếu, thì đến ngày 15 tháng 10 năm 2012, Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang mới cấp giấy phép xây dựng cho 5 hạng mục (trong tổng số 26 hạng mục của Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác), bao gồm: Chánh Điện; Tổ Đường; Nhà Khách Nam; Nhà Khách Nữ và Lầu Chuông - Lầu Trống. Trong thời gian chờ cấp giấy phép, Ban Hưng Công (tức ban chỉ huy công trình do một số nhà sư đảm nhiệm) đã cho tiến hành thi công các công đoạn chuẩn bị, như: đường vận chuyển, nhà kho, lán trại, hệ thống cung cấp điện nước, tập kết vật liệu xây dựng, v.v... Vì vậy, ngay sau khi nhận được giấy phép, việc thi công lập tức được triển khai. . Thông tin thêm, theo Đại đức Thích Trúc Thông, vì đất ở Tân Phước đa phần bị nhiễm phèn nặng, nên cây mọc ở đây chủ yếu là năng, cỏ lát, tràm lá dài; và cây trồng ở đây chủ yếu là khóm (dứa)... Do vậy, ở chùa phải khoan giếng sâu để có nước sinh hoạt; và phải xử lý nước ở ao, mương... trước khi dùng để tưới cây.
  3. Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ở chánh điện được tạc theo tư thế gợi lại sự kiện Đức Phật đưa cành hoa lên khai thị, và Tôn giả Ca Diếp mỉm cười (tích Niêm hoa vi tiếu). Và đôi câu đối bằng tiếng Việt ở đây cũng đã nhắc lại giai thoại ấy: Kìa cành hoa đưa lên, bốn mắt nhìn nhau, sâu xa quá nói hoài nhưng chẳng hết; Đây sao mai vừa mọc, một tâm bừng sáng, vi diệu thay nghĩ mãi vẫn không cùng.
  4. Đây là mô hình gắn kết giữa việc viếng chùa và tham quan khu bảo tồn sinh thái (Thiền viện chỉ cách Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười khoảng 2 km).
  5. Nguồn: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác - công trrình kiến trúc Phật giáo độc đáo" của Văn Xĩ-Hồng Yến đăng trên website báo Ấp Bắc ngày 25/09/2013.
Bài viết liên quan đến kiến trúc đền, chùa, tu viện Phật giáo tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.